Tuổi Tý Hợp Với Tuổi Nào Trong Làm Ăn, Hôn Nhân
Để công việc thuận lợi, cuộc sống êm ấm, hạnh phúc thì các yếu tố phong thủy là điều mà nam nữ tuổi Tý không thể bỏ qua. Vậy bạn đã biết tuổi Tý hợp với tuổi nào trong làm...
Xem thêmCó nên cho trẻ sơ sinh nằm vòng không? Trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách như thế nào? Hay khi nào thì có thể cho trẻ sơ sinh nằm võng là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm, nhất là với những ông bố bà mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm chăm trẻ nhỏ. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết này Gốm sứ Bát Tràng 360 sẽ giải đáp tất cả các băn khoăn trên cũng như mách bạn cách cho trẻ sơ sinh nằm võng đúng nhất hiện nay.
Trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Cho trẻ sơ sinh nằm võng được cho là thói quen lâu năm của nhiều gia đình từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì hành động này gây ra nhiều tác hại cho trẻ sơ sinh hơn ta tưởng như tiềm ẩn nguy cơ gây cong lưng, lệch cột sống, có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
Sau đây là những tác hại cụ thể của việc cho trẻ nằm võng không đúng cách được gốm sứ Bát Tràng 360 tổng hợp lại:
Động tác đung đưa võng sẽ tạo nên các rung lắc trong một khoảng thời gian dài với cường độ khá mạnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của trẻ sơ sinh. Vì trẻ sơ sinh có hệ thống thần kinh chưa được hoàn thiện và rất mỏng manh, do đó khi bị tác động bởi các thao tác đung đưa võng sẽ có thể gây ra hội chứng rung lắc – đây là một loại tổn thương thần kinh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Về lâu dài, trẻ có thể bị mắt kém, chậm phát triển, rối loạn về ngôn ngữ, khả năng vận động bị hạn chế, định hướng và nhận thức kém hơn so với các trẻ khác cùng tuổi.
Trẻ sơ sinh nằm võng nhiều sẽ gián tiếp cản trở việc chủ động học các động tác cơ bản: lật, trườn, bò, ngồi về sau. Bé sẽ trở nên thụ động hơn do hệ thần kinh vận động kém phát triển, từ đó dẫn đến sự ù lì, chậm chạp và những hạn chế về khả năng tiếp thu.
Ngoài ra, khi nằm võng quá nhiều, trong thời gian dài thì các bộ phận trên cơ thể bé thường sẽ hay bị vẹo, làm giảm bớt các cử động của chân, tay, đầu và cổ nên có thể gây hiện tượng tụ máu. Việc lưu thông máu bị ảnh hưởng sẽ khiến cho hệ cơ và não bộ của bé bị ảnh hưởng dẫn đến kém phát triển, phát triển chậm hơn các trẻ khác.
Cha mẹ không nên để trẻ sơ sinh nằm quá lâu trên võng vì có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ
Động tác đung đưa, rung lắc của võng thực ra không khiến cho bé thoải mái mà ngược lại khiến cho cơ thể trẻ bị chấn động dẫn đến mệt mỏi, từ đó trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ. Và đây cũng là lý do khiến nhiều bà mẹ trẻ lầm tưởng rằng trẻ ngủ võng thì sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh khi nằm võng nhiều còn dễ bị ức chế về mặt thần kinh. Nhiều bé dù đang ngủ nhưng rất hay bị giật mình, bật khóc, tay nắm chặt và luôn cố tìm các đồ vật để níu vào. Do não bộ của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, cần ổn định nên các thao tác rung lắc trong thời gian dài sẽ không tốt cho trẻ.
Theo nghiên cứu thì hình dáng võng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tư thế nằm của trẻ. Vì cột sống của trẻ sơ sinh còn khá mềm và chưa đủ độ vôi hóa cần thiết, do đó việc nằm võng sẽ làm cho cột sống không được nâng đỡ, dễ bị cong vẹo, không thẳng. Hơn nữa trong khi nằm võng, đa số trẻ sẽ có xu hướng nằm nghiêng đầu về một bên sẽ làm cho hộp sọ bị méo, móp.
Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sơ sinh nằm võng, nên cho trẻ nằm trên các mặt phẳng như giường, phản
Với những tác hại của việc nằm võng không đúng cách đối với sức khỏe trẻ sơ sinh được chúng tôi tổng hợp lại thì mẹ không nên cho trẻ nằm võng mà nên đặt bé ngủ trên giường hoặc một mặt phẳng an toàn.
Tuy nhiên trong trường hợp nhất định phải để trẻ sơ sinh nằm võng thì mẹ cần chú ý những điều sau đây:
– Kiểm tra khung võng, bề mặt võng cũng như các phụ kiện đi kèm để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh.
– Khi cho trẻ nằm võng mẹ nên lót bên dưới lưng bé một tấm đệm hoặc chiếu nhỏ và cố gắng tạo cho bé tư thế ngủ thoải mái nhất, lưu ý không cho trẻ nằm nghiêng và giữ cột sống luôn thẳng.
– Kê thêm các vận để chắn và nệm bên dưới võng để trẻ không bị ngã khi lật người trên võng
– Không nên đeo phụ kiện trên quần áo hoặc trên người trẻ để tránh mắc vào võng gây khó chịu cho trẻ.
– Thời gian cho trẻ nằm võng không nên quá lâu, tuyệt đối cha mẹ không để trẻ ngủ qua đêm trên võng.
– Nên cho trẻ nằm chéo so với chiều của võng để tránh bị cong lưng.
– Chú ý nên đung đưa nhẹ nhàng và khi bé đã ngủ thì nên dừng hẳn lại.
Trên đây là chia sẻ chi tiết của gốm sứ Bát Tràng 360 về câu hỏi “trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách?” cũng như giải đáp các thắc mắc trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không? cho cha mẹ quan tâm tham khảo. Hy vọng với những giải đáp trên cha mẹ đã có được những thông tin cần thiết cũng như cách để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất trong giai đoạn đầu đời này.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ cũng như các thành viên khác trong nhà, mời cha mẹ tham khảo 1 vài mẫu đồ dùng bằng gốm sứ sau của chúng tôi.
1 góc nhỏ cửa hàng của gốm sứ Bát Tràng 360 trưng bày đa dạng đầy đủ mẫu đồ gốm sứ cho quý khách lựa chọn. Liên hệ Hotline (có zalo) 0936 158 369 để được tư vấn
Theo đó, gốm sứ Bát Tràng 360 hiện có địa chỉ cửa hàng và xưởng sản xuất ở:
Cửa hàng: 66, Nguyễn Đức Thuận, tổ 17, phường Thạch Bàn, Long Biên
Xưởng sản xuất số 1: Xóm 1, Giang Cao, Bát Tràng, TP Hà Nội, Việt Nam
Xưởng sản xuất số 2: Lô B14 – Cụm làng nghề sản xuất tập trung Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội
Sau đây là một vài mẫu đồ gốm sứ thông dụng được các gia đình tin dùng:
Bộ bát đĩa men khử vẽ lá Bát Tràng cao cấp
Đơn giản, nhưng tinh tế tạo nên chất riêng cho bộ đồ ăn Bát Tràng
Cốc Uống Nước Giả Vuốt Men Kem Dáng Loe Vẽ Hoa Năm Cánh Nâu
Cốc Uống Nước Giả Vuốt Dáng Loe Vẽ Chuồn Chuồn Khoai
Bộ bát ăn cơm gồm bát con, bát tô, đĩa to, đĩa nhỏ, đĩa vuông, đĩa hình chữ nhật, hình elip
Bộ ấm chén Bát Tràng men rạn, bọc đồng họa tiết sơn thủy cao cấp đầy đủ phụ kiện
Bộ ấm chén vẽ hoa đào và chim trĩ dáng tích bọc đồng cao cấp
Bộ ấm chén dáng chóp khắc hoa đào bọc đồng cao cấp
Bộ ấm chén tử sa khắc hoa cúc trắng đầy đủ phụ kiện
Có thể bạn quan tâm:
Trẻ Đi Ngoài Nhiều Lần Trong Ngày Có Nguy Hiểm?
Cách Điều Trị Sốt Phát Ban Ở Trẻ Sơ Sinh Cho Cha Mẹ
Bình luận và nhận xét về bài viết Trẻ Sơ Sinh Nằm Võng Đúng Cách Như Thế Nào?