Dấu Hiệu Trẻ Bị Thủy Đậu Và Cách Điều Trị Sớm

Thủy đậu là căn bệnh khá nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các trẻ từ 1 – 8 tuổi. Do đó các bậc phụ huynh rất băn khoăn và quan tâm đến các câu hỏi như: dấu hiệu, triệu chứng bị thủy đậu ở trẻ em là gì? Cách chữa và điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ tại nhà như thế nào? Khi nào thì cần đưa trẻ đi viện? Hiểu được nỗi lo lắng đó, trong nội dung bài viết này, gốm sứ Bát Tràng 360 sẽ giải đáp chi tiết các băn khoăn trên cho cha mẹ tham khảo. 

Xem ngay: Bé Bị Nổi Mề Đay Khắp Người, Dấu Hiệu & Cách Chữa

dấu hiệu trẻ bị thủy đậu

Dấu hiệu trẻ bị thủy đậu là gì? nguyên nhân do đâu?

Khái niệm bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu được biết đến là một loại bệnh thường gặp cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Loại bệnh này có thể truyền nhiễm, bị ở da và do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu thường là nổi các nốt mụn nước trên da và niêm mạc, sau đó cơ thể sốt cao, mệt mỏi, suy nhược, chán ăn. Bệnh thủy đậu có tốc độ lây lan khá nhanh, có thể truyền nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác và nguy hiểm hơn là có thể nhanh chóng bùng phát thành dịch nếu không được phòng tránh và kiểm soát kịp thời.

Bệnh thủy đậu có thể khỏi sau 1 – 2 tuần nếu được điều trị đúng phương pháp và chăm sóc chu đáo. Tuy là một bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh này có thể gây ra nhiều loại biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, viêm não, viêm phổi. Đặc biệt, những người đã từng bị thủy đậu thì sẽ rất hiếm khi phát bệnh trở lại. Bởi sau khi mắc bệnh, cơ thể người bệnh sẽ tự tạo miễn dịch với bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu cha mẹ cần biết?

Virus Varicella Zoster là thủ phạm chính gây ra bệnh thủy đậu, có thể lây lan nhanh chóng chủ yếu qua đường hô hấp. Vì vậy, đa số các trường hợp lây bệnh đều do đã từng tiếp xúc với người bị thủy đậu thông qua các con đường  không khí như:

Thủy đậu là căn bệnh gặp cả ở người lớn và trẻ nhỏ, thường mỗi người chỉ bị duy nhất 1 lần trong đời

– Hít phải nước bọt khi người bị thủy đậu ho

– Người bị thủy đậu hắt xì

– Tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước

– Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như: khăn mặt, quần áo, bàn chải đánh răng

– Ăn uống với người bị thủy đậu

Đây là 1 trong số các con đường có thể bị lây nhiễm thủy đậu được chúng tôi tổng hợp lại. Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm chỉ trong vòng 1-2 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng ban đỏ cho đến khi các nốt mụn nước khô lại và bong tróc vảy.

Dấu hiệu, triệu chứng trẻ bị thủy đậu?

Bệnh thủy đậu tồn tại trong cơ thể con người trải qua 4 giai đoạn với các biểu hiện cụ thể như:

– Thời gian ủ bệnh (từ lúc nhiễm virus cho đến khi phát bệnh):

Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng từ 10 – 20 ngày. Khi bị thủy đậu người bệnh không xuất hiện các biểu hiện lâm sàng cụ thể nào, do đó rất khó nhận biết.

– Thời kì khởi phát:

– Khi thủy đậu bắt đầu khởi phát thì người bệnh sẽ có biểu hiện:

– Bắt đầu sốt nhẹ

– Mệt mỏi, nhức đầu

– Phát ban đỏ có đường kính vài milimet từ 24 – 48 giờ.

– Một số trường hợp có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai.

Có thể thấy các dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở giai đoạn này sẽ rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh cảm cúm thông thường. Vì vậy, để phòng tránh cha mẹ nên cho trẻ nhỏ đi thăm khám càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân và có cách chăm sóc, điều trị phù hợp nhất.

bé bị nổi mề đay khắp người

Cha mẹ cần để ý bé thật kỹ để có biện pháp phòng tránh sớm

– Thời kì toàn phát:

Bước vào giai đoạn này người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, đau cơ, đau đầu, chán ăn, buồn nôn.

Ban đỏ lúc này sẽ chuyển thành mụn nước hình tròn, đường kính 1-3mm và có chứa chất dịch bên trong. Mụn nước sẽ xuất hiện ở toàn thân, nhiều nhất là ở phần tay, chân, lưng, mặt và cả vùng niêm mạc miệng gây khó chịu cho người bệnh.

– Thời kì hồi phục:

Sau khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày phát bệnh, nếu người bệnh không có biến chứng hay nhiễm trùng thì các mụn nước này sẽ vỡ ra, khô lại, bong vảy và dần dần hồi phục.

Thời gian phục hồi có thể sẽ kéo dài từ 3 – 4 ngày, các vị trí da bị nổi mụn nước sau khi bong vảy sẽ bị thâm sạm lại. Vì vậy, khi ở giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để không để lại sẹo trên da.

Các lưu ý và cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em tại nhà

Các lưu ý cần thiết cho người bị thủy đậu

– Khi bị thủy đậu thì người bệnh nên hạn chế tiếp xúc những nơi công cộng, nơi có nhiều người để tránh lây nhiễm cho người khác.

– Nên mặc các loại quần áo rộng, thấm hút mồ hôi tốt, nhẹ và mỏng để tránh làm bong vỡ các nốt mụn nước.

– Tránh gió vì cơ thể yếu rất dễ nhiễm lạnh, có thể khiến bệnh nặng hơn. Trong trường hợp bắt buột phải ra ngoài, bạn nên mặc đồ kín đáo để tránh gió.

– Sử dụng các đồ dùng cá nhân riêng biệt như: khăn mặt, bát đũa, bàn chải đánh răng….

Khi bị thủy đậu đối tượng là trẻ nhỏ thì cần phải kiêng khem cẩn thận

– Nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát, kín gió, sạch sẽ và nên cách ly với người chưa nhiễm bệnh, thời gian cách ly có thể từ 7 – 10 ngày tính từ ngày xuất hiện phát ban.

– Người bệnh tuyệt đối không được gãi để tránh việc làm vỡ các nốt mụn nước và dây phần dịch mủ ra các vùng da lân cận.

– Trong thời gian nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, nên giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng cách sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn hoặc nước ấm để tắm rửa, vệ sinh. Không nên sử dụng xà phòng hoặc cọ xát da.

– Nếu người bệnh là trẻ nhỏ, cha mẹ nên đeo bao tay bằng vải cho bé để tránh trường hợp bé làm tổn thương đến các mụn nước.

– Khi bị thủy đậu nếu người bệnh xuất hiện các biểu hiện bất thường như: co giật, sốt cao kéo dài, hôn mê hay xuất huyết thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế, bệnh viện để theo dõi và điều trị.

Cách điều trị thủy đậu tại nhà

– Đối với các nốt thủy đậu đỏ xuất hiện trên cơ thể, bạn có thể sử dụng dung dịch thuốc tím để bôi lên các nốt mụn mục đích để kháng viêm, ngăn ngừa hình thành sẹo.

– Khi mụn nước đã vỡ, bạn nên dùng dung dịch xanh Methylen để bôi lên.

– Lưu ý, người bệnh tuyệt đối không sử dụng mỡ Penixilin, vôi mỡ Tetaxiclin, thuốc đỏ. Khi nốt mụn đã đóng vảy, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi trị ngứa, các kem trị dị ứng. Đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thì tuyệt đối không được sử dụng các loại kem trị ngứa có chứa Phenol.

Trên đây là chia sẻ chi tiết của Gốm sứ Bát Tràng 360 về “dấu hiệu bị thủy đậu” cũng như các lưu ý và cách chữa trị thủy đậu ngay tại nhà cho người bệnh. Hy vọng với những giải đáp cụ thể như trên bạn đọc đã có được những thông tin cần thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, mời bạn đọc tham khảo 1 vài mẫu đồ dùng trong nhà bằng gốm sứ sau của chúng tôi.

giá bát đĩa bát tràng bao nhiêu tiền

Bộ bát đĩa men khử vẽ lá Bát Tràng cao cấp. Liên hệ Hotline (có zalo) 0936 158 369 để được tư vấn

bộ đồ ăn gốm sứ bát tràng cao cấp

Đơn giản, nhưng tinh tế tạo nên chất riêng cho bộ đồ ăn Bát Tràng

Cốc Uống Nước Giả Vuốt Men Kem Dáng Loe Vẽ Hoa Năm Cánh Nâu

Cốc Uống Nước Giả Vuốt Dáng Loe Vẽ Chuồn Chuồn Khoai

mua bát đĩa bát tràng ở đâu hà nội

Bộ bát ăn cơm gồm bát con, bát tô, đĩa to, đĩa nhỏ, đĩa vuông, đĩa hình chữ nhật, hình elip

bộ ấm chén giả cổ bọc đồng đủ bộ

Bộ ấm chén Bát Tràng men rạn, bọc đồng họa tiết sơn thủy cao cấp đầy đủ phụ kiện

bộ ấm chén gốm nâu vẽ hoa mai dáng tích

Bộ ấm chén vẽ hoa đào và chim trĩ dáng tích bọc đồng cao cấp

Bộ Ấm Chén Dáng Qủa Hồng Khắc Hoa Mai Bọc Đồng

Bộ ấm chén dáng chóp khắc hoa đào bọc đồng cao cấp

Bộ ấm chén tử sa khắc hoa cúc trắng đầy đủ phụ kiện

Bộ ấm chén tử sa khắc hoa cúc trắng đầy đủ phụ kiện

Địa chỉ bán đồ thờ cúng uy tín tại Hà Nội

1 góc nhỏ cửa hàng của gốm sứ Bát Tràng 360 trưng bày đa dạng đầy đủ mẫu đồ gốm sứ cho quý khách lựa chọn. Liên hệ Hotline (có zalo) 0936 158 369 để được tư vấn

Có thể bạn quan tâm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Rôm Sảy Tắm Lá Gì Hiệu Quả Nhất?

Cách Xác Định Trẻ Sơ Sinh Bao Nhiêu Độ Thì Sốt?

Trẻ Đi Ngoài Nhiều Lần Trong Ngày Có Nguy Hiểm?

Sản Phẩm Mua Nhiều Nhất

Bình luận và nhận xét về bài viết Dấu Hiệu Trẻ Bị Thủy Đậu Và Cách Điều Trị Sớm