Nguyên Nhân Và Cách Chữa Đau Đầu Ở Trẻ Em

Cách chữa đau đầu ở trẻ em như thế nào? Nguyên nhân do đâu? đau đầu ở trẻ em như thế nào là nguy hiểm? hay có phương pháp chữa đau đầu cho trẻ em tại nhà theo dân gian không? đều là những câu hỏi được các bậc phụ huynh quan tâm. Bởi vì đau đầu liên quan trực tiếp đến não bộ của trẻ nên khá nguy hiểm, cha mẹ không nên chủ quan. Trong nội dung bài viết này, gốm sứ Bát Tràng 360 sẽ giải đáp chi tiết các cách chữa đau đầu ở trẻ em hiện nay cho cha mẹ quan tâm tham khảo. 

Xem thêm: Dấu Hiệu Bé Bị Nổi Mề Đay Khắp Người & Cách Chữa

cách chữa đau đầu ở trẻ em

Cách chữa đau đầu ở trẻ em cha mẹ đã biết?

Các triệu chứng đau đầu ở trẻ em?

Trẻ em cũng thường có triệu chứng bị đau đầu giống người lớn, nhưng các triệu chứng xuất hiện ở trẻ có thể khác nhau. Ví dụ, cơn đau đầu ở trẻ em chỉ kéo dài dưới bốn giờ, trong khi ở người lớn thì chứng đau nửa đầu có thể kéo dài ít nhất bốn giờ.

1, Đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu ở trẻ em có thể gây ra các triệu chứng như sau:

– Đau nhói, đau dữ dội hoặc theo từng cơn

– Cơn đau sẽ trở nên đau hơn khi trẻ gắng sức

– Buồn nôn ít

– Đau bụng

– Nhạy cảm với ánh sáng và các loại âm thanh tiếng động mạnh

Theo nghiên cứu thì ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị đau nửa đầu nhưng vì trẻ còn quá nhỏ để có thể nói cho cha mẹ biết rằng trẻ đang bị đau.

2, Đau nhức đầu kiểu căng thẳng

Nhức đầu kiểu căng thẳng ở trẻ em có thể gây ra các triệu chứng như:

– Cảm giác bị thắt chặt cơ bắp ở đầu hoặc cổ

– Mức độ đau nhẹ đến trung bình, không đau ở hai bên đầu

– Cơn đau không nặng hơn khi trẻ hoạt động thể chất

Nhức đầu kiểu căng thẳng thường không đi kèm với các biểu hiện buồn nôn hoặc nôn như trường hợp đau nửa đầu. Ở trẻ nhỏ, khi đau đầu kiểu căng thẳng trẻ sẽ có dấu hiệu ít chơi và muốn ngủ nhiều hơn. Nhức đầu kiểu căng thẳng ở trẻ em có thể kéo dài từ 30 phút đến vài ngày.

Đau đầu thường xuyên ở trẻ em nếu không được thăm khám kịp thời có thể gây ra rất nhiều mối đe dọa cho trẻ

3, Nhức đầu chùm

Nhức đầu chùm thường không phổ biến ở đối tượng trẻ em dưới 10 tuổi. Các triệu chứng của nhức đầu chùm là:

– Nhức đầu từ 1 – 8 ngày

– Có thể gây đau nhói, cảm giác như bị đâm vào một bên đầu, cơn đau này thường kéo dài dưới 3 giờ

– Nhức đầu chùm thường đi kèm với các biểu hiện như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt, hoặc bồn chồn hay kích động

– Nhức đầu kinh niên hàng ngày

Cách chữa đau đầu ở trẻ em cha mẹ nên biết?

Cách chữa đau đầu ở trẻ em hiện nay thường được các gia đình áp dụng như: nghỉ ngơi đầy đủ, cho trẻ uống thuốc, thay đổi thói quen sống hoặc cũng có thể sử dụng các liệu pháp.

– Nếu đau đầu cho trẻ em do trẻ quá căng thẳng hoặc trẻ bị chứng đau căng đầu, hãy cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ.

– Các loại thuốc giảm đau thường được dùng để trị đau đầu cho trẻ em như: ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho bé dùng aspirin. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc giảm đau.

– Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không được cho trẻ dưới 16 tuổi sử dụng aspirin vì thuốc này có thể gây hội chứng Reye rất nguy hiểm cho trẻ.

Đau đầu ở trẻ em là vô cùng nguy hiểm, nếu bé bị thường xuyên cha mẹ nên đưa bé đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời

Nếu trẻ đau đầu do gặp các vấn đề về tâm lý như: trầm cảm, lo lắng thì cha mẹ có thể áp dụng 1 số các liệu pháp điều trị như:

– Tập Yoga cùng trẻ hay các bài tập thở, ngồi thiền cũng sẽ giúp trẻ giảm bớt căng thẳng.

– Phục hồi sinh học là một liệu pháp mới được áp dụng rộng rãi có thể giúp cải thiện tình trạng đau đầu ở trẻ em bằng cách kiểm soát các hoạt động của cơ thể trong vô thức như: nhịp tim, huyết áp….. Hoạt động nhờ việc kiểm soát các phản ứng cơ bản trong cơ thể, phương pháp này sẽ phát huy tối đa tác dụng giúp kiểm soát và xác định chính xác các yếu tố gây đau cho trẻ. Từ đó nâng cao được hiệu quả điều trị và phòng ngừa cơn đau đầu cho trẻ.

– Châm cứu và xoa bóp cũng có thể giúp giảm chứng đau căng đầu. Tuy nhiên không được áp dụng nhiều ở trẻ nhỏ.

Khi nào đau đầu ở trẻ em là nguy hiểm? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau đầu?

Khi nào đau đầu ở trẻ em là nguy hiểm?

Nếu trẻ chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện tình trạng đau đầu thì bạn cũng không cần thiết phải quá lo lắng. Tuy nhiên, với các dấu hiệu như đã phân tích ở trên, khi cơn đau đầu ở trẻ xuất hiện vào khoảng thời gian buổi sáng sớm, khiến trẻ không thể ngủ ngon, hoặc cơn đau có hiện tượng tăng dần và diễn ra thường xuyên hơn thì đây có thể  chính là dấu hiệu báo trước một căn bệnh nguy hiểm nào đó ở trẻ mà cha mẹ cần hết sức lưu tâm.

Khi trẻ bị đau đầu thường xuyên, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Cha mẹ cần làm gì khi có con bị đau đầu?

– Khi trẻ bị đau đầu cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.

– Cho trẻ uống nhiều nước hoặc các loại đồ uống không chứa caffein để tránh mất nước.

cách chữa đau đầu ở trẻ em

Mẹ có thể cho bé tập yoga để bé thoải mái đồng thời cải thiện thể trạng

– Cha mẹ có thể tâm sự, nói chuyện, động vui, hay trêu đùa trẻ để làm giảm tình trạng stress cho trẻ khi trẻ đang bị đau đầu do căng thẳng.

– Khi trẻ bị đau đầu do căng thẳng, mệt mỏi hay do học tập quá nhiều, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ các bài tập thư giãn như các bài tập thở sâu hoặc cho trẻ nghe băng, đĩa CD, đọc truyện cho trẻ nghe.

– Cha mẹ có thể thử xoa bóp vai và phần sau cổ cho trẻ để tạo cảm giác thoải mái hoặc chườm đá vào các vị trí đau cũng có thể giúp giảm cơn đau đầu ở trẻ.

– Nếu như cơn đau đầu ở trẻ khiến trẻ bị suy nhược cơ thể, chậm lớn và không có dấu hiệu thuyên giảm. Cha mẹ – hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là chia sẻ chi tiết của chúng tôi về câu hỏi “cách chữa đau đầu ở trẻ em” cũng như những phân tích chuyên sâu về nguyên nhân hay cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị đau đầu cha mẹ cần biết. Hy vọng với những giải đáp trên cha mẹ đã có những thông tin cần thiết cho mình cũng  như  hiểu rõ hơn về căn bệnh đau đầu ở trẻ. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé và cả gia đình mời bạn đọc tham khảo 1 vài mẫu đồ dùng bằng gốm sứ sau của chúng tôi.

Cốc sứ có nắp đảm bảo an toàn, vệ sinh cho bé khi sử dụng. Liên hệ Hotline (có zalo) 0936 158 369 để được tư vấn và báo giá chính xác nhất

bộ bát đĩa bát tràng vẽ hoa đào

Bộ bát đĩa vẽ hoa đào men khử vuốt tay Bát Tràng cao cấp

giá bát đĩa bát tràng bao nhiêu tiền

Bộ bát đĩa men khử vẽ lá Bát Tràng cao cấp

mẫu bộ đồ ăn bát tràng cao cấp đẹp miễn chê

Bát đĩa Bát Tràng cao cấp được nhiều gia đình lựa chọn

bộ ấm chén bát tràng bọc đồng cao cấp

Ấm chén tử sa Bát Tràng bọc đồng màu đen cao cấp, ảnh khách chụp khi mua hàng

Bộ ấm chén tử sa pha trà dáng quai trúc Bát Tràng

Bộ ấm chén tử sa pha trà dáng quai trúc Bát Tràng

Bộ ấm chén tử sa đủ phụ kiện màu gốm đất đỏ

Trên đây là một vài sản phẩm thông dụng bằng gốm sứ được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Quý khách quan tâm liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline (có zalo) 0936 158 369 để nhận được sự chăm sóc chu đáo nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trẻ Đi Ngoài Nhiều Lần Trong Ngày Có Nguy Hiểm?

Cách Điều Trị Sốt Phát Ban Ở Trẻ Sơ Sinh Cho Cha Mẹ

Sản Phẩm Mua Nhiều Nhất

Bình luận và nhận xét về bài viết Nguyên Nhân Và Cách Chữa Đau Đầu Ở Trẻ Em