Trẻ Sơ Sinh Hắt Hơi Nhiều Có Nguy Hiểm Không?

Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều có đáng lo, có nguy hiểm không? là câu hỏi được nhiều ông bố bà mẹ quan tâm. Bởi lẽ, ngay những ngày đầu trẻ mới chào đời thì bất cứ triệu chứng nào của trẻ cũng khiến cho cha mẹ đứng ngồi không yên. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết này Gốm sứ Bát Tràng 360 sẽ giải đáp chi tiết các băn khoăn trên cho bạn đọc tham khảo. 

Xem ngay: Dấu Hiệu Trẻ Bị Thủy Đậu Và Cách Điều Trị Sớm

Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều

Hắt hơi là một trong những biểu hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Triệu chứng này xảy ra có thể là do sự thay đổi về độ ẩm và nhiệt độ môi trường xung quanh. Khi đó, các sợi thần kinh khứu giác ở niêm mạc mũi của trẻ sẽ bị kích thích dẫn đến tình trạng bé bị hắt xì hơi nhiều, liên tục. Thông thường, hiện tượng hắt hơi ở trẻ sẽ bắt đầu giảm dần khi bé đã thích nghi dần được với điều kiện môi trường bên ngoài. Ngoài yếu tố môi trường, nguyên nhân gây hắt hơi ở trẻ cũng có thể do:

1, Giải phóng các tạp chất trong mũi

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, cấu tạo đường hô hấp trên của các trẻ dưới 6 tuổi sẽ phù hợp với việc thở bằng mũi. Và phải mất khoảng thời gian từ 3 – 4 tháng thì trẻ mới có thể thở bằng đường miệng. Do đó, để thực hiện được một sự chuyển đổi đột ngột từ mũi sang miệng, trẻ cần phải thực hiện việc hắt hơi thường xuyên mục đích để thông mũi, giải phóng tạp chất và cũng là để tiếp tục nhịp thở bình thường.

2, Mũi nhỏ

Mũi nhỏ cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều. Một chiếc mũi có kích thước nhỏ sẽ đồng nghĩa với đường mũi hẹp, do đó sẽ dễ thu hút các hạt từ bên ngoài dẫn đến tình trạng đường thở bị bít tắc. Vì vậy, trẻ cần phải thực hiện hắt hơi liên tục để đẩy chất nhầy ra ngoài và làm thông đường thở.

Trẻ bị hắt hơi nhiều cha mẹ cần quan tâm khi đi kèm các triệu chứng khác như sốt

3, Lỗ mũi bị chặn

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, nếu mẹ không biết cách làm sạch gỉ mũi cho trẻ thì hoàn toàn có thể gây bít tắc khoang mũi khiến cho trẻ khó thở. Và hắt hơi là biện pháp duy nhất của trẻ giúp đẩy chất nhầy ra ngoài, từ đó giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

4, Chất kích thích trong không khí

Các chất kích thích lan tỏa trong không khí như: khói thuốc lá, nước hoa, hạt bụi,… cũng có thể được xem là nguyên nhân gây hắt xì hơi nhiều ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, sữa mà bé nôn, chớ ra cũng có thể xâm nhập vào lỗ mũi của trẻ gây hiện tượng kích ứng niêm mạc mũi và dẫn đến hắt hơi nhiều.

5, Cảm lạnh

Hắt xì hơi nhiều ở trẻ sơ sinh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cảm lạnh. Do hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị virus gây cảm lạnh tấn công. Do đó, để ngăn chặn hắt hơi nhiều và bệnh nặng hơn, cha mẹ cần có một kế hoạch chăm sóc con hợp lý.

Trẻ bị hắt hơi nhiều cũng có thể là báo hiệu cho căn bệnh mà trẻ sắp mắc phải

6, Không khí khô

Như các bạn đã biết, niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh còn rất yếu, do đó dịch nhầy trong mũi rất dễ dàng bị khô. Chính vì vậy, khi thời tiết thay đổi đặc biệt là vào các tháng mùa đông, không khí khô sẽ khiến cho niêm mạc của trẻ khô nhanh hơn mức bình thường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các sợi dây cảm giác dưới niêm mạc sẽ bị kích thích từ đó khiến cho trẻ bị hắt hơi nhiều hơn. Để tránh điều này, trong phòng ngủ của trẻ cha mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm để làm giảm khô mũi cho trẻ.

Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều có đáng lo ngại không?

Cũng giống như một người trưởng thành, hắt xì hơi ở trẻ sơ sinh được coi là hoàn toàn bình thường. Đây được xem là một hành động phản xạ tất yếu của trẻ để làm sạch các chất nhầy, hạt bụi có trong đường mũi và từ đó giúp loại bỏ sự tắc nghẽn trong hệ hô hấp của trẻ.

Chính vì vậy, nếu con bị hắt hơi nhiều và không đi kèm với các bệnh khác thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, vì trẻ hắt hơi một cách tự nhiên sẽ giúp đẩy vi trùng và các hạt gây bệnh ra khỏi đường mũi, giúp bảo vệ trẻ và không khí lưu thông thuận lợi.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị hắt hơi nhiều lần trong ngày và đi kèm với các triệu chứng như ho hoặc sốt, thì cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi lúc này hắt xì hơi có thể là dấu hiệu đầu tiện cảnh báo sức khỏe cơ thể của trẻ đang gặp vấn đề.

trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày

Chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ do đó cha mẹ cần hết sức để ý hành động, triệu chứng của trẻ để có biện pháp kịp thời

Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều và xuất hiện cùng với các triệu chứng sau đây thì cha mẹ cần tiến hành chăm sóc y tế ngay lập tức cho trẻ:

– Trẻ khó thở với biểu hiện thở nhanh, thở hổn hển

– Ngực có biểu hiện đập dồn dập

– Trẻ có dấu hiệu chán ăn, ăn ít hơn trước đây

– Bé ngủ nhiều hơn 8 – 10 giờ mỗi ngày

– Thở khò khè, trẻ bị nấc khi ngủ

Trên đây là chia sẻ chi tiết của Gốm sứ Bát Tràng 360 về câu hỏi “trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều” trong ngày thì có sao không? nguyên nhân do đâu? Hy vọng với những giải đáp chi tiết như trên cha mẹ đã có được thông tin nhất định cho riêng mình. Tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của trẻ mà cha mẹ có các biện pháp kịp thời để bảo vệ trẻ tốt nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ và các thành viên trong nhà mời bạn đọc xem thêm 1 vài mẫu đồ dùng trong nhà bằng gốm sứ sau của chúng tôi.

mua bát đĩa bát tràng ở đâu hà nội

Bộ bát ăn cơm gồm bát con, bát tô, đĩa to, đĩa nhỏ, đĩa vuông, đĩa hình chữ nhật, hình elip. Liên hệ Hotline (có zalo) 0936 158 369 để được tư vấn, báo giá 

bộ đồ ăn men trắng vẽ hoa hồng

Bộ bát đĩa men khử dán hoa kẻ bo viền sang trọng

Bộ Đĩa Hoa Mặt Trời Men Kem Hoạ Tiết Vẽ Tay

Bộ Ấm Tích Men Hoả Biến Gấm Hoa Khắc Sen Đĩa Vuông

Bộ Ấm Tích Men Hoả Biến Gấm Hoa Khắc Sen Đĩa Vuông

Cốc Uống Nước Giả Vuốt Dáng Loe Vẽ Chuồn Chuồn Khoai

bộ ấm chén gốm nâu vẽ hoa mai dáng tích

Bộ ấm chén vẽ hoa đào và chim trĩ dáng tích bọc đồng cao cấp

Có thể bạn quan tâm:

Cách Xác Định Trẻ Sơ Sinh Bao Nhiêu Độ Thì Sốt?

Trẻ Đi Ngoài Nhiều Lần Trong Ngày Có Nguy Hiểm?

Sản Phẩm Mua Nhiều Nhất

Bình luận và nhận xét về bài viết Trẻ Sơ Sinh Hắt Hơi Nhiều Có Nguy Hiểm Không?