Tuổi Tý Hợp Với Tuổi Nào Trong Làm Ăn, Hôn Nhân
Để công việc thuận lợi, cuộc sống êm ấm, hạnh phúc thì các yếu tố phong thủy là điều mà nam nữ tuổi Tý không thể bỏ qua. Vậy bạn đã biết tuổi Tý hợp với tuổi nào trong làm...
Xem thêmBài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc nên đọc bài nào? sắm lễ gì để việc cúng bà chúa xứ núi Sam được trọn vẹn, thể hiện được lòng thành kính dâng lên? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, miếu bà chúa xứ Châu Đốc không nhưng nổi tiếng linh thiêng, mà còn có kiến trúc độc đáo vô cùng. Nơi đây còn là địa điểm để du khách tham quan, nhất là dịp lễ hội hay những ngày đầu năm mới. Để cầu xin được lộc từ bà chúa Châu Đốc, mời bạn đọc xem chi tiết bài văn khấn bà chúa Châu Đốc chuẩn, chính xác nhất của Gốm sứ Bát Tràng 360.
Văn khấn bà chúa Xứ Châu Đốc An Giang
Xem ngay: Bàn Thờ Phật Nên Để Hướng Nào? Gồm Những Gì?
Bà chúa xứ Châu Đốc
Châu Đốc là một thị xã nằm ở tỉnh An Giang, ngã ba sông sông Hậu và Châu Đốc, cách TPHCM khoảng 250km. Do được gắn liền với những câu chuyện truyền lại về Bà Chúa Xứ Núi Sam nên Châu Đốc đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng để mọi người hành hương, trẩy hội. Theo đó, lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc thường được tổ chức vào tháng 4 âm lịch hàng năm.
Miếu bà chúa Xứ
Miếu bà chúa Xứ có vị trí nằm trên núi Sam, lưng miếu tựa vào vách núi, chính điện hướng về phía những cánh đồng. Miếu bà chúa Xứ được thiết kế với lối kiến trúc độc đáo hình chữ “Quốc”. Có dạng hình khối tháp giống hình bông hoa sen đang nở, mái miếu bà chúa Xứ được thiết kế theo kiểu tam cấp ba tầng được lợp ngói màu xanh, góc mái cao vút lên giống như mũi thuyền.
Bà chúa Xứ núi Sam
Đứng nhìn từ xa sẽ thấy miếu bà chúa Xứ Châu Đốc được thiết kế giống như bông hoa sen xanh được tọa lạc trên trời cao giúp cho mọi người dễ dàng hành hương hướng về bái vọng. Khi lại gần sẽ thấy miếu được thiết kế các họa tiết tinh xảo, hoa văn độc đáo mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ.
Tượng bà chúa Xứ Châu Đốc
Lễ vật dâng lên bà chúa xứ Châu Đốc núi Sam gồm có các vật phẩm sau:
– Mâm trái cây ngũ quả
– Hoa, hương
– Đèn cầy
– Hũ gạo, hũ muối
– Trà, rượu
– Bánh kẹo, trầu cau
– Xôi chè, bánh bao
– Heo quay nguyên con
Trong số các đồ cúng lễ bà chúa xứ thì heo quay nguyên con là lễ vật trang trọng nhất, được số đông người hành hương dùng để dâng cúng. Theo như phong tục tập quán thì heo quay dùng để cúng sẽ phải được cắm một con dao ở ngay sống lưng.
Ai đi lên bà chúa Xứ Châu Đốc cũng nên xin một bao lì xì lộc bà về cho may mắn, để lấy may mắn, mong được che chở.….
– Khi rước lộc về nhà, cần phải thỉnh lộc bà chúa Xứ lên một cái đĩa. Sau đó, để 4 ly nước suối kế bên, cầm từng ly lên khấn với mục đích để cung nghinh bà về cư gia. Theo đó, cứ mỗi ly nước khấn xong thì sẽ được đổ ra 4 góc nhà.
– Sau đó sẽ đặt lên bàn thờ ở Mẹ Quan Âm, lưu ý không nên đặt ở bàn thờ Ông Địa như các nhà thường làm. Điều này mang ý nghĩa khinh thường,k thiếu tôn trọng bà chúa Xứ Châu Đốc.
– Khi đã đặt lên bàn thờ Quan Âm, theo phong tục thì trong 9 ngày phải thay nước và 3 ngày thì phải thay trầu cau 1 lần.
– Sau đó cần thường xuyên khấn Bà để xin độ cho chúng con, các thành viên trong gia đình.
– Lộc của bà chúa Xứ Châu Đốc cần được hóa vào ngày 23 âm lịch.
Trên đây là chia sẻ chi tiết của chúng tôi về “bài văn khấn bà chúa Xứ Châu Đốc” cũng như những vật phẩm cần chuẩn bị khi lên miếu hành hương. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết như trên bạn đọc đã có được chi tiết câu trả lời cho các câu hỏi trên của mình. Ngoài ra, mời bạn xem thêm các chia sẻ sau của chúng tôi.
Xem ngay:
Trên Bàn Thờ Thổ Công Gồm Những Gì Là Đầy Đủ?
Cách Chọn Kích Thước Bàn Thờ Theo Tuổi Gia Chủ Hợp Phong Thủy
Bình luận và nhận xét về bài viết Bài Văn Khấn Bà Chúa Xứ Châu Đốc An Giang Chuẩn Nhất