Tuổi Tý Hợp Với Tuổi Nào Trong Làm Ăn, Hôn Nhân
Để công việc thuận lợi, cuộc sống êm ấm, hạnh phúc thì các yếu tố phong thủy là điều mà nam nữ tuổi Tý không thể bỏ qua. Vậy bạn đã biết tuổi Tý hợp với tuổi nào trong làm...
Xem thêmTheo phong tục tập quán truyền thống của dân ta thì ở mỗi tỉnh thành, làng, xã sẽ đều có các Đình, Đèn, Miếu, Phủ là nơi được thiết kế dành riêng để thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Vậy văn khấn tam toà thánh mẫu ở đền, chùa nên đọc bài nào là đúng, chuẩn nhất hiện nay là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chính vì vậy, trong nội dung bài viết này Gốm sứ Bát Tràng 360 sẽ giải đáp chi tiết văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu đúng nhất hiện nay cho bạn đọc tham khảo.
Văn khấn tam tòa thánh mẫu tại đền, đình, chùa, miếu
Xem thêm: Bài Văn Khấn Thần Tài Này Rằm, Mồng Một Chuẩn Nhất
Các vị Thần linh, Thành hoàng, Thánh mẫu được biết đến là các bậc tiên nhân đã có công với làng xã, dân tộc ta trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam. Ngày nay, tiếp nối nếp xưa, người Việt Nam ở khắp mọi miền trên đất nước hàng năm vẫn xem ngày đi lễ, trẩy hội ở các đền, đình, miếu, phủ vào các dịp lễ, ngày tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày hội để nhằm bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn đối với các bậc tôn thần đã có công với đất nước.
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền linh diệu các thần đã đi vào những trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần vào việc duy trì tình cảm yêu nước cho thế hệ con cháu tiếp bước. Ngoài ra, nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là nơi để sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng, mong muốn rằng bằng những hành vi tín ngưỡng này, có thể dùng để cầu viện Thần linh phù hộ cho bản thân, cho gia đình cũng như cộng đồng được an khang, thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát….
Theo phong tục truyền thống thì khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ chúng ta nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm để thể hiện sự thành kính. Mặc dù ở những nơi thờ Thánh, Thần, Mẫu người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như: hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
Văn khấn tam toà thánh mẫu ở chùa
– Lễ Chay: Gồm hương hoa, quả, trà, oản…… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Theo đó, lễ chay cũng được dùng để dâng lên ban Thánh Mẫu.
– Lễ Mặn: Nếu gia chủ có quan điểm lễ cúng phải dùng mặn thì gia chủ nên mua đồ chay hình tướng lợn, gà, giò, chả.
– Lễ đồ sống: Gia chủ tuyệt đối không dùng các đồ cúng lễ sống gồm: gạo, muối, trứng hoặc thịt tại các ban quan Bạch xà, Ngũ Hổ, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
– Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam, lưu ý không được dùng ốc, cua, lươn, ớt, …..Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
– Lễ ban thờ cô, thờ cậu: lễ này thường gồm oản, quả, hương hoa, lược, gương, … những món đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ.
– Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Nên dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Sau khi kết thúc nghi thức khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong lúc đợi hết tuần nhang gia chủ có thể viếng thăm phong cảnh nơi thờ tự.
Khi thắp hết tuần nhang có thể tiến hành thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, gia chủ vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi tiến hành hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Hoá sớ xong gia chủ mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ theo thứ tự từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ cúng ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì gia chủ nên để nguyên trên bàn thờ.
1 góc nhỏ cửa hàng gốm sứ bát tràng 360 tại Hà Nội
Gốm sứ Bát Tràng 360 ở địa chỉ:
Cửa hàng: 66, Nguyễn Đức Thuận, tổ 17, phường Thạch Bàn, Long Biên
Xưởng sản xuất số 1: Xóm 1, Giang Cao, Bát Tràng, TP Hà Nội, Việt Nam
Xưởng sản xuất số 2: Lô B14 – Cụm làng nghề sản xuất tập trung Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội
Xem ngay:
Bà Cô Tổ Là Ai? Mẫu Bài Văn Khấn Bà Cô Tổ
Bài Văn Khấn An Vị Bát Hương Thần Linh Và Gia Tiên Chuẩn
Bình luận và nhận xét về bài viết Bài Văn Khấn Tam Tòa Thánh Mẫu Tại Đền, Đình, Chùa, Miếu