Tuổi Tý Hợp Với Tuổi Nào Trong Làm Ăn, Hôn Nhân
Để công việc thuận lợi, cuộc sống êm ấm, hạnh phúc thì các yếu tố phong thủy là điều mà nam nữ tuổi Tý không thể bỏ qua. Vậy bạn đã biết tuổi Tý hợp với tuổi nào trong làm...
Xem thêmĐi lễ chùa là một nét văn hóa truyền thống đẹp của người Việt Nam. Đi lễ chùa diễn ra quanh năm, không quy định vào một thời gian cụ thể nào. Mọi người đi lễ chùa để cầu xin bình an và sức khỏe hay chỉ đơn giản là giúp tâm hồn thanh tịnh, xóa tan mệt mõi của cuộc sống hàng ngày.
Vậy khi đi lễ chùa cần lưu ý điều gì? Cách viết sớ đi lễ chùa ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây của Gốm sứ Bát Tràng 360 để được giải đáp.
Đi chùa cần lưu ý gì? Cách viết sớ đi chùa như nào chuẩn xác
Bất cứ ai khi đến chỗ linh thiêng như chùa, đền, đình, miếu đều phải lưu ý đến hành động, cách ứng xử, ăn mặc,… của mình để không làm mất đi sự trang nghiêm của những nơi này và không phạm phải điều kiêng kỵ dẫn đến việc xui xẻo. Do đó, khi đi lễ chùa cần lưu ý điều sau:
Người Việt Nam có thói quen đi lễ chùa quanh năm bởi không chỉ đi cầu may mắn, bình an mà mọi người còn đi vãn cảnh, tham quan. Nhưng ngày mùng 1, ngày mười rằm, ngày tết, rằm tháng 7, rằm tháng giêng chúng ta thấy mọi người đi lễ nhiều hơn vì theo tập quán truyền thống, những ngày này đều là ngày quan trọng trong năm, mọi người nên đi lễ.
Có một số quan niệm cho rằng, không nên đi lễ chùa vào ngày mùng 3 và ngày mùng 7 vì hai ngày này không may mắn. Ngày này, bạn có thể không làm các việc quan trọng ( cưới hỏi, xây nhà,…) nhưng vẫn có thể đi lễ chùa để cầu bình an.
Đi chùa cầu bình an
Chùa là không gian thờ cúng linh thiêng, trang phục khi đến chùa đi lễ cũng cần phải lựa chọn phù hợp, không ăn mặc quá tùy tiện.
Màu sắc quần áo đi lễ chùa nên hài hòa, nhã nhặn. Áo tràng hoặc áo lam Phật tử được xem là trang phục tăng phần thùy mị và phù hợp với chùa nhất.
Nếu không có áo tràng hoặc áo lam, bạn có thể lựa chọn trang phục hàng ngày, tuyệt đối không mặc áo trễ cổ, mặc đồ mỏng có thể nhìn xuyên thấu, không mặc váy , không mặc quần ngắn, váy ngắn, quần quá ôm bó cơ thể gây phản cảm đối với người xung quanh.
Không mặc trang phục sặc sỡ đi lễ.
Khi có dự định đi lễ chùa, không được ân ái vợ chồng. Khi vào lễ chùa, không có tư tưởng nghĩ đến chuyện vui buồn phòng the.
Không trang điểm đậm, xịt nước hoa quá nồng.
Phụ nữ đến tháng không nên đi chùa.
Thắp hương và cầu nguyện tại đỉnh đặt ở bên ngoài, không thắp hương bên trong chùa.
Trông chừng trẻ nhỏ cẩn thận, không để trẻ đùa giỡn trong tam bảo hoặc sờ vào tượng Phật.
Không dâng lễ mặn và tiền vàng.
Khi lễ phải quỳ hoặc đứng chếch sang một bên, không đứng giữa phật đường.
Không tự tiện sử dụng đồ trong nhà chùa nếu chưa được cho phép.
Không đi giày dép, vất rác bừa bãi, dẫm lên bậc cửa chùa hoặc nằm, nói chuyện lớn tiếng trong phật đường và Tam Bảo.
Các ban gia chủ cần lễ khi đi chùa đó là: Ban Tam Bảo, ban Đức Ông, ban Đức Thánh Hiền, Quan Thế Âm Bồ Tát.
Cửa phật vốn là nơi con người sám hối tội lỗi, giũ bỏ ham danh tiền bạc, dục vong. Cho nên, gia chủ lễ chùa chỉ nên cầu bình an, sức khỏe, cuộc sống an lành không bị vướng vào điều tội lỗi. Không nên cầu xin tiền bạc, số đề. Phật không cho vật chất của cải vì những thứ này con người phải tự tay làm ra.
Gia chủ có thể nhờ sư thầy hoặc các thầy nho ở chùa để nhờ viết sớ. Gia chủ cung cấp đầy đủ thông tin cho người viết sớ là được như: tên, tuổi, địa chỉ, ước nguyện. Sớ có thể mua ở ngay trong chùa hoặc những cửa hàng bán đồ thờ cúng.
Sắm sửa lễ đi chùa không cần cầu kỳ, quan trọng vẫn ở tâm của gia chủ có một lòng hướng phật hay không? Cụ thể khi đi lễ chùa, bạn cần chuẩn bị lễ vật như sau:
Hương, hoa tươi ( hoa sen, hoa địa lan, mẫu đơn, hoa cúc,…),trái cây ( tươi, không bị dập nát), bánh kẹo, chè, oản,… tuyệt đối không dâng gà, lợn, trâu, bò.
Nếu trong chùa có ban thờ các vị Thánh Mẫu hoặc Đức Ông thì có thể dâng lễ mặn nhưng chỉ được dâng tại chính ban thờ đó, không dâng ban thờ Phật.
Trên đây là chia sẻ của Gốm sứ Bát Tràng 360 về cách viết sớ khi đi lễ chùa. Hy vọng với các thông tin chia sẻ như trên, bạn đọc đã có được các thông tin cho mình để trả lời cho câu hỏi trên. Tìm hiểu thêm thông tin về cách viết các loại sớ, mời bạn tham khảo:
Cách Viết Sớ Cúng Giao Thừa Chuẩn Chỉ Nhất
Cách Viết Sớ Cúng Sao Giải Hạn Đơn Giản, Chính Xác
Cách Viết Sớ Cầu Bình An Khi Đi Lễ Chính Xác Nhất
Bình luận và nhận xét về bài viết Cách Viết Sớ Đi Lễ Chùa Chuẩn Xác Nhất, Click Xem Ngay