Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng 23 Tháng Chạp

Chuẩn bị mâm cơm cúng 23 tháng Chạp thì cần làm gì? cách làm ra sao? hay mâm cơm cúng ông Công, ông Táo gồm những món gì là đầy đủ? đồ cúng là đồ nhạt hay mặn? là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là các bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm mới về nhà chồng. Thấu hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết này Gốm sứ Bát Tràng 360 sẽ chia sẻ chi tiết cách chuẩn bị mâm cơm cúng 23 tháng Chạp cho bạn đọc tham khảo. 

Xem ngay: Lập Bàn Thờ Ông Táo Gồm Những Gì Là Đầy Đủ?

Mâm cơm cúng 23 tháng chạp

Chuẩn bị mâm cơm cúng 23 tháng Chạp như thế nào?

Ngày 23 tháng Chạp là ngày gì? có ý nghĩa gì?

Cứ mỗi dịp cuối năm thì các gia đình dù giàu sang hay nghèo khó đều tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng Ông Công, Ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Sau ngày này thì các gia đình chuẩn bị dọn dẹp để đón Tết, chuẩn bị bước sang năm mới. Theo lời kể của ông bà xưa kể lại thì thực chất ông Công – Ông Táo gồm có ba vị thần:

– Thổ Công: giữ nhiệm vụ trông coi trong bếp

– Thổ Địa: Trông coi công việc trong nhà

– Thổ Kỳ: Trông coi công việc chợ búa

Để bày tỏ lòng thành kính của gia đình đến các vị thần trong suốt một năm qua đã che chở, bảo vệ cho các thành viên trong nhà vượt qua được những kiếp nạn, cứ vào ngày 23 tháng chạp thì các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm để cúng ông Công – ông Táo về trời.

Cách làm mâm cơm cúng 23 tháng Chạp

Cúng ông Công – ông Táo các gia đình thường sử dụng cỗ mặn để cúng. Theo đó, để chuẩn bị mâm cơm cúng 23 tháng Chạp thì cần các nguyên liệu sau:

– Gạo tẻ trắng (1 bát)

– Thịt luộc 500g hoặc thịt gà (1 đĩa)

– Canh sườn bí hoặc canh măng(1 bát)

– Xôi đỗ xanh hoặc xôi gấc (1 đĩa)

– Giò lụa 200g (1 đĩa)

– Xào thập cẩm (1 đĩa)

– Hoa (1 lọ )

– Quả (1 đĩa)

– Rượu cúng cau trầu đầy đủ.

Làm mâm cơm cúng 23 tháng chạp

Mâm cơm cúng ông Công – ông Táo đầy đủ

Trên đây là mâm cơm cúng ông Công – ông Táo hiện được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, tuỳ theo phong tục của từng vùng miền mà bạn có thể thay đổi thêm hoặc bớt sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, ngoài việc chuẩn bị cơm cúng Ông Công – Ông Táo ngày 23 tháng Chạp thì thông thường bạn còn cần chuẩn bị thêm đồ vàng mã. Theo đó, đồ vàng mã thường gồm các vật phẩm sau:

– Bộ ba mũ áo và hài, hia, trong đó sẽ hai bộ có cánh chuồn dành cho hai ông Táo và một bộ không có cánh chuồn là của bà Táo.

– Phương tiện không thể thiếu để ông Táo và bà Táo về chầu trời đó là ba con cá chép, bạn có thể chọn cá chép thường hoặc cá chép vàng cũng được (tuỳ tâm gia chủ). Cá phải còn sống dùng để phóng sinh ra các hồ, sông, suối lớn nơi mình sinh sống (không giết cá đem rán hoặc chế biến sau khi cúng xong). Nếu là 3 con cá chép bằng giấy, thì hoá cùng với quần áo và hài, hia.

Trên đây là các vật phẩm thường được chuẩn bị ở miền Bắc cho mâm lễ cúng ông Công – ông Táo 23 tháng Chạp. Theo đó, ở khu vực miền Trung, mâm cúng 23 tháng chạp mọi người thường thay đồ vàng mã bằng ngựa giấy có đầy đủ yên cương. Còn ở miền Nam thì được người dân rút ngắn hơn chỉ còn áo, mũ và giầy, hia giấy.

Lưu ý: Không nên phóng sinh cả túi nilon, thả cá từ trên độ cao xuống nước để tránh chết cá và gây ô nhiễm môi trường.

Thời gian và địa điểm cúng 23 tháng Chạp

chuẩn bị mâm cơm cúng 23 tháng chạp

Cách làm mâm cơm cúng ông Công – ông Táo 23 tháng chạp

Thời gian cúng và vị trí cúng cũng là một điều rất quan trọng và không thể bỏ qua :

– Về thời gian: Thời điểm tốt nhất để làm mâm cơm cúng 23 tháng chạp đó là vào khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến trước 12 giờ trưa, theo quan niệm tâm linh của người miền Bắc .

Với người miền Trung và miền Nam thì người dân làm mâm cơm cúng 23 tháng Chạp vào lúc chiều tối, sau khi đã dùng xong bữa để tránh phải sử dụng bếp gây phiền toái đến các Táo đang chuẩn bị lên chầu Ngọc Hoàng. Theo truyền thống ngày xưa các gia đình thường làm mâm cúng 23 tháng Chạp vào đúng ngày 23 tháng Chạp, thì ngày nay tuỳ thuộc vào công việc của từng người, từng gia đình nên việc cúng ông Công, ông Táo có thể được thực hiện trước một ngày vào ngày 22 tháng Chạp.

– Về địa điểm: Việc cúng 23 tháng chạp ở bàn thờ gia tiên hay ở bếp, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của từng gia đình và từng vùng miền khác nhau. Nhưng điều quan trọng hơn cả là sự thành tâm, lòng kính cẩn và biết ơn của gia chủ với các vị thần đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm qua.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về một mâm cơm cúng 23 tháng Chạp theo truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Tuy nhiên, tùy theo phong tục và sự phát triển của xã hội hay từng vùng miền mà mâm cúng 23 tháng Chạp có thể có một số thay đổi để thêm phần phong phú hơn. Với những chia sẻ trên của Gốm sứ Bát Tràng 360 hy vọng bạn đã có được câu trả lời về câu hỏi cách chuẩn bị mâm cơm cúng 23 tháng Chạp.

cửa hàng gốm sứ bát tràng 360 tại Hà Nội

cửa hàng Gốm sứ bát tràng 360 tại Hà Nội được trưng bày rất nhiều các dòng sản phẩm như lộc bìnhđồ thờ cúng, ấm chén, bát đĩa ……. rất hân hạnh được đón tiếp quý khách ghé thăm

Gốm sứ Bát Tràng 360 có địa chỉ cửa hàng và xưởng sản xuất ở:

Cửa hàng: 66, Nguyễn Đức Thuận, tổ 17, phường Thạch Bàn, Long Biên

Xưởng sản xuất số 1: Xóm 1, Giang Cao, Bát Tràng, TP Hà Nội, Việt Nam

Xưởng sản xuất số 2: Lô B14 – Cụm làng nghề sản xuất tập trung Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội

Có thể bạn quan tâm: 

Cách Làm Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Bắc Đơn Giản

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Gồm Những Gì?

Sản Phẩm Mua Nhiều Nhất

Bình luận và nhận xét về bài viết Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng 23 Tháng Chạp