Bài Văn Khấn Cất Nóc Nhà Đầy Đủ, Chi Tiết Nhất

Văn khấn cất nóc nhà nên đọc bài gì cho đúng hay làm lễ cúng cất nóc làm nhà, động thổ thì cần sắm lễ gồm những gì? chú ý điều gì để buổi cúng lễ diễn ra trọn vẹn nhất là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hiểu được điều đó, Gốm sứ Bát Tràng 360 dành riêng bài viết này ra để chia sẻ về “văn khấn cất nóc nhà” và những lưu ý xoay quanh chủ đề này cho bạn đọc tham khảo. 

bai-cung-gia-tien-khi-dong-tho-cat-noc

Văn khấn cất nóc, động thổ nhà

1, Lễ cất nóc là lễ gì? có ý nghĩa gì?

Lễ cất nóc là lễ gì?

Lễ cất nóc được xem là nghi lễ bắt buộc khi gia chủ tiến hành xây nhà, hay các công trình. Tuy nhiên, đối với những công trình lớn, nghi lễ này sẽ được các chủ đầu tư công trình xem trọng hơn, vì mong muốn công trình thi công sẽ gặp nhiều thuận lợi.

Cất nóc hay còn được gọi là lễ Thượng Lương. Ngày nay, việc cất nóc chính là ngày mà gia chủ tiến hành đổ bê tông sàn mái (trần nhà). Mỗi khi xây cất nóc xây nhà cửa, người ta thường làm lễ cúng để đặt viên đá hoặc viên gạch đầu tiên. Vì viên gạch đầu tiên của móng nhà đóng vai trò quan trọng theo ý nghĩa tâm linh phong thủy. Việc đặt viên gạch đầu tiên đã quan trọng, vậy thì việc đổ trần nhà lại càng quan trọng hơn. Xuất phát từ suy nghĩ, quan niệm này mà lễ cúng cất nóc nhà ra đời với mong muốn lễ cúng sẽ giúp gia chủ thi công ngôi nhà, công trình thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

bai-van-khan-cat-noc-lam-nha

Nghi thức cúng lễ cất nóc nhà được thực hiện như thế nào?

Xem ngay:

Mẫu Bài Văn Khấn Giỗ Tổ Dòng Họ Chi Tiết Nhất

Bài Văn Khấn Tạ Mộ Mới Xây Xong Chính Xác Nhất

Ý nghĩa lễ cất nóc

Khi cất nóc, thì gia chủ hay người chủ công trình thường rất kén ngày, giờ để các giai đoạn xây dựng tiếp theo được thuận lợi, đồng thời người ở trong nhà gặp nhiều may mắn, bình an. Chính vì vậy, nếu lễ cất nóc được tổ chức trang trọng, thành kính thì sẽ có thể mang lại may mắn, sự thuận lợi nhất định cho chủ công trình và người sống ở trong công trình đó theo góc độ tâm linh.

Với những đơn vị được lựa chọn để thi công các công trình lớn, các tòa nhà cao tầng thì việc tổ chức lễ cất nóc nhà còn truyền đi thông điệp về sự cẩn thận, về niềm tin và tầm nhìn xa với mong muốn mọi sự may mắn, thuận lợi để khách hàng đánh giá cao và tin tưởng sử dụng dịch vụ.

2, Sắm lễ cất nóc nhà cần những gì?

Sắm lễ cất nóc nhà ngày nay được thực hiện khá đơn giản, không quá cầu kỳ, tuy nhiên vẫn cần phải có 1 số các vật phẩm cơ bản như:

– Một con gà, một đĩa xôi/ bánh chưng, mỗi đĩa muối,

– Một bát gạo

– Một bát nước

– Nửa lít rượu trắng

– Bao thuốc, lạng chè.

– Một bộ đinh vàng hoa

– Năm lễ vàng tiền.

– Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

– Năm cái oản đỏ

– Chín bông hoa hồng đỏ.

– Năm lá trầu, năm quả cau.

– Năm quả tròn

van-khan-cat-noc-lam-nha

Buổi lễ cúng cất nóc làm nhà phải được thực hiện long trọng, nghiêm trang

Theo phong tục của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay thì lễ cúng cất nóc nhà là vô cùng quan trọng. Theo đó, việc thực hiện lễ cúng cất nóc nhà là phong tục mà hầu hết người dân Việt nào cũng cần phải thực hiện ít nhất 1 lần trong đời. Sau đây là cách thức tiến hành nghi thức cúng lễ cất nóc nhà, mời quý khách xem tiếp.

3, Cách thức tiến hành lễ cúng cất nóc nhà

– Đầu tiên để buổi lễ cúng cất nóc nhà thành công thì gia chủ cần chọn ngày giờ tốt.

– Lễ vật sẽ được đặt ở một cái mâm nhỏ, nếu động thổ đào móng nhà thì gia chủ đặt mâm lễ lên một cái bàn con ở giữa khu đất sẽ được đào móng.

– Gia chủ ăn vận quần áo chỉnh tề, sau đó thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn. Sau khi cúng khấn xong, khi hương gần tàn gia chủ tiến hành hoá tiền vàng và rải muối gạo. Tiếp đó, hãy tự tay động thổ bằng cách cuốc mấy nhát vào chỗ sẽ đào móng. Ngay sau hành động này thì tốp thợ đào móng có thể bắt đầu công việc.

– Khi động thổ: Đối với trường hợp mượn tuổi thì người mượn tuổi sẽ thay gia chủ khấn vái và động thổ như trên. Lúc này gia chủ cần phải tạm lánh khỏi nơi làm nhà, từ 50m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ thì mới được trở về.

– Các kỳ đổ mái tầng 1, tầng 2….. cho đến tầng cuối cùng, người mượn tuổi vẫn sẽ là người tiếp tục dâng hương, khấn lễ và gia chủ vẫn phải tiếp tục lánh mặt lúc làm lễ.

– Khi nhập trạch: Người mượn tuổi sẽ tiến hành làm mọi thủ tục như: dâng hương, khấn thành lời để bàn giao nhà cho gia chủ.

4, Văn khấn bài cúng cất nóc nhà

văn khấn cất nóc nhà

Trên đây là chia sẻ chi tiết của Gốm sứ Bát Tràng 360 về “văn khấn cất nóc nhà” cũng như các bước tiến hành nghi thức này và những lưu ý xoay quanh. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đọc đã có được những thông tin nhất định cho riêng mình. Ngoài ra, để việc thờ cúng tâm linh được trọn vẹn nhất mời bạn xem thêm các chia sẻ sau:

Thủ Tục Nhập Trạch Cúng Về Nhà Mới, Nhà Chung Cư Lấy Ngày

Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Nhập Trạch Gồm Những Gì?

Sản Phẩm Mua Nhiều Nhất

Bình luận và nhận xét về bài viết Bài Văn Khấn Cất Nóc Nhà Đầy Đủ, Chi Tiết Nhất