Tìm Hiểu Nguyên Nhân Trẻ Ho Nhiều Ngày Không Khỏi

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi, ho kéo dài thì nguyên nhân do đâu? cách điều trị như thế nào? Có biện pháp nào điều trị tại nhà cho trẻ được không? là các câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Bởi vì ho kéo dài ở trẻ có thể coi là căn bệnh nguy  hiểm, để lâu ngày có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phôi gây các bệnh khác như viêm phổi, hen suyễn…. Do đó, trong nội dung bài viết này Gốm sứ Bát Tràng 360 sẽ giải đáp chi tiết các băn khoăn trên cho bạn đọc tham khảo. 

Xem ngay: Nguyên Nhân Trẻ Em Hay Kêu Đau Đầu Gối & Cách Khắc Phục

trẻ ho nhiều ngày không khỏi

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều ngày không khỏi

Hiện nay có rất nhiều trẻ em bị ho kéo dài, ho nhiều ngày không khỏi đã được cha mẹ áp dụng cả phương pháp dân gian lẫn dùng thuốc tây, kháng sinh nhưng vẫn không khỏi. Theo đó, tình trạng ho nhiều ngày không khỏi này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1, Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên được xem là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay gây nên tình trạng ho kéo dài, ho lâu ngày không khỏi ở trẻ em. Bệnh này xuất hiện chủ yếu do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, trẻ bị lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ. Khi bị bệnh này trẻ thường bị ho kéo dài trên 6 – 7 ngày. Ngoài triệu chứng ho kéo dài, thì bệnh nhi còn đi kèm với các triệu chứng khác như: sốt, hắt hơi, chảy nước mũi, mệt mỏi, đau đầu,…..

2, Hen phế quản

Hen phế quản (hay còn được gọi là hen suyễn) ở trẻ em là bệnh do co thắt và viêm mạn tính đường hô hấp dưới, gây viêm khí quản, làm hạn chế luồng không khí vào phổi, từ đó gây triệu chứng thở rít tái phát. Trẻ dưới 3 tuổi thường bị ho kéo dài, ho lâu ngày khi bị hen phế quản. Cha mẹ cần cho trẻ hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, lông thú, khói thuốc, khí thải và một số thực phẩm nhất định,… vì có thể gây hen phế quản ở trẻ. Khi bị bệnh này trẻ thường xuất hiện nhiều đợt ho khan, tức ngực, ho từng cơn tái phát và thở rít.

Nguyên nhân gây ho lâu ngày không khỏi ở trẻ hiện có khá nhiều, cha mẹ cần theo dõi bé để tìm được nguyên nhân chính xác nhất

3, Chảy dịch mũi sau

Khi cơ thể trẻ sản sinh ra một lượng chất nhầy quá mức thì có thể gây nên bệnh lý chảy dịch mũi sau. Chất nhờn này sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích các dây thần kinh, gây nên tình trạng ho lâu ngày không khỏi ở trẻ em. Loại ho này thường có đờm hoặc không có đờm, thường sẽ biểu hiện nặng hơn vào ban đêm. Trẻ sẽ có các biểu hiện ngứa cổ, mắt ngứa, hắt hơi, chảy nước mắt….

4, Trào ngược dạ dày – thực quản

Ợ nóng (hoặc trào ngược dạ dày – thực quản) đây chính là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ho mãn tính ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này thường xảy ra khi lượng axit từ dạ dày bị rò rỉ đi ngược trở lại đường ống thực phẩm. Bệnh có thể trở nên nặng hơn khi trẻ nằm xuống vào buổi tối. Trẻ thường có hiện tượng bị trào ngược sau khi ăn khoảng từ 30 – 60 phút, khi thay đổi tư thế ngồi, đứng hoặc trong bữa ăn do các cơ thắt dưới của thực quản tự mở ra.

5, Ho gà

Ho gà là một bệnh lý do vi khuẩn gây ra và thường có tính lây lan qua đường hô hấp. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho tới người lớn. Các triệu chứng của bệnh này là: sau khi nhiễm trùng khoảng từ 5 – 10 ngày thì trẻ sẽ xuất hiện các cơn ho từ 15 – 20 ngày, cơn ho kéo dài, lâu ngày không khỏi, đi kèm là biểu hiện sốt, nôn trớ, tím tái sau cơn ho, ngừng thở, chậm nhịp tim,…..

6, Viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh lý nhiễm trùng thông thường ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng bệnh này gồm: sốt, cảm giác ớn lạnh, khó thở, run rẩy và ho kéo dài. Bệnh này do virus hoặc vi khuẩn gây ra, do đó trẻ rất dễ mắc bệnh viêm phổi khi chơi ở các khu vui chơi, trường học, mẫu giáo….

Cách chữa trị bệnh lý trẻ ho nhiều ngày không khỏi

7, Dị vật đường thở

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi cũng có thể do bị mắc dị vật trong đường thở. Khi đó, trẻ sẽ có các biểu hiện như: ho sặc sụa, tím tái, có cơn ngạt thở, vã mồ hôi, chảy nước mắt nước mũi,…

8, Một số nguyên nhân khác gây trẻ ho nhiều ngày không khỏi

– Do lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi, khiến cho niêm mạc mũi bị sưng nề, gây xung huyết, chảy dịch sau họng và dẫn đến tình trạng ho kéo dài ở trẻ em.

– Không khí môi trường sống quá hanh khô hoặc quá ẩm ướt làm kích thích sự phát triển của nấm gây ho khan kéo dài.

Cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ ho nhiều ngày không khỏi

Cách phòng ngừa ho ở trẻ

– Tiêm phòng ngừa cảm cúm cho trẻ để phòng ngừa cúm và các bệnh viêm nhiễm liên quan đến đường hô hấp.

– Cho bé ăn đủ chất, uống nhiều nước nhất là các loại quả giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi,… để cải thiện hệ miễn dịch của trẻ.

– Cho bé vận động ngoài trời, nên hạn chế sử dụng điều hòa, nếu có thì không nên sử dụng điều hòa ở mức nhiệt quá chênh lệch so với môi trường bên ngoài.

– Khi ra đường cha mẹ nên đeo khẩu trang cho trẻ để tránh bụi bẩn cũng như các nguồn vi khuẩn, virus gây bệnh.

– Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

– Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu vì thế không để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh

Chăm sóc trẻ ho nhiều ngày không khỏi cha mẹ cần hết sức để ý đến môi trường sống xung quanh trẻ

Cách chăm sóc trẻ ho nhiều ngày không khỏi

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi có thể là triệu chứng cảnh báo cho các bệnh lý khác. Vì vậy, khi cha mẹ thấy trẻ ho trên 1 tuần không khỏi, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Với trẻ bị ho kéo dài, cha mẹ nên chú ý tới các vấn đề sau khi chăm sóc trẻ tại nhà:

– Cho trẻ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

– Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, linh hoạt thay đổi thực đơn của trẻ sao cho phù hợp với sở thích, khẩu vị và có thể chia thành nhiều bữa nhỏ

– Cho trẻ uống nhiều nước, các loại nước hoa quả có vitamin C để làm loãng đờm, giúp bé dễ ho khạc chất tiết.

– Cha mẹ vệ sinh mũi, họng hằng ngày cho trẻ bằng cách cho trẻ súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày

Trên đây là chia sẻ chi tiết của chúng tôi về câu hỏi “trẻ ho nhiều ngày không khỏi” nguyên nhân do đâu và cách khắc phục cũng như chăm sóc trẻ tại nhà như thế nào? Hy vọng với những giải đáp cụ thể như trên cha mẹ đã có được thông tin nhất định. Ngoài ra, chăm sóc trẻ cha mẹ nên để ý, quan tâm đến trẻ để có phương pháp điều trị kịp thời, chính xác nhất, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

Mời bạn đọc tham khảo 1 vài mẫu đồ dùng bằng gốm sứ sau của chúng tôi để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và các thành viên trong nhà.

bộ bát đĩa bát tràng vẽ hoa đào

Bộ bát đĩa vẽ hoa đào men khử vuốt tay Bát Tràng cao cấp

giá bát đĩa bát tràng bao nhiêu tiền

Bộ bát đĩa men khử vẽ lá Bát Tràng cao cấp. Liên hệ Hotline (có zalo) 0936 158 369 để được tư vấn, báo giá chính xác nhất

mẫu bộ đồ ăn bát tràng cao cấp đẹp miễn chê

Bát đĩa Bát Tràng cao cấp được nhiều gia đình lựa chọn

bộ ấm chén bát tràng bọc đồng cao cấp

Ấm chén tử sa Bát Tràng bọc đồng màu đen cao cấp, ảnh khách chụp khi mua hàng

Bộ ấm chén tử sa pha trà dáng quai trúc Bát Tràng

Bộ ấm chén tử sa pha trà dáng quai trúc Bát Tràng

Bộ ấm chén tử sa đủ phụ kiện màu gốm đất đỏ

tranh sứ đắp nổi lý ngư vọng nguyệt cao cấp - gốm sứ bát tràng 360

Tranh lý ngư vọng nguyệt đắp nổi bằng sứ Bát Tràng cao cấp

set-lo-hoa-dang-chai-ve-hoa-su-quan-tu-cuc-dep

Set Lọ Hoa Dáng Chai Vẽ Hoa Sử Quân Tử Cực Đẹp

Trên đây là một vài sản phẩm thông dụng bằng gốm sứ được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Quý khách quan tâm liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline (có zalo) 0936 158 369 để nhận được sự chăm sóc chu đáo nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Gợi Ý 5 Cách Làm Tan Đờm Trong Cổ Họng Cho Trẻ

Trẻ Sơ Sinh Hắt Hơi Nhiều Có Nguy Hiểm Không?

Trẻ Sơ Sinh Quấy Khóc Về Đêm Mẹ Cần Làm Gì?

Sản Phẩm Mua Nhiều Nhất

Bình luận và nhận xét về bài viết Tìm Hiểu Nguyên Nhân Trẻ Ho Nhiều Ngày Không Khỏi