Gợi Ý Cách Làm Mâm Cơm Cúng Giỗ Đơn Giản, Đẹp Mắt

Nét văn hóa của người Việt là “uống nước nhớ nguồn”. Luôn tôn trọng và hiếu kính với người lớn tuổi đặc biệt là những người đã khuất. Để tưởng nhớ người đã khuất, người ta thường tổ chức cúng giỗ với mong muốn cầu cho người đã khuất sớm siêu thoát. Do vậy, nghi lễ cúng giỗ đối với người đã khuất vô cùng quan trọng. Vậy “ mâm cơm cúng giỗ” nên được chuẩn bị như nào? Để trọn vẹn nhất, Gốm sứ Bát Tràng 360 sẽ gợi ý bạn cách làm mâm cơm cúng giỗ đơn giản và đẹp mắt. Nếu bạn là một nàng dâu mới về nhà chồng thì bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt mọi người. 

cách làm mâm cơm cúng giỗ ông bà

Mâm cơm cúng giỗ ông bà gồm những gì là đầy đủ?

Ý nghĩa của ngày giỗ

Cúng giỗ được xem là một nét đẹp văn hóa của người Á Đông, được truyền từ đời này sang đời khác. Ngày giỗ rất quan trọng, trong gia đình không ai được quên và bắt buộc phải chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ dù chỉ là chút lễ nhỏ.

Mâm cơm cúng giỗ biểu trưng cho tấm lòng thành, sự thương sót, tưởng nhớ nhũng người đã khuất. Ngày này, con cháu từ khắp nơi về sum họp và cùng bàn bạc để có thể thống nhất đưa ra quyết định tổ chức giỗ cho người đã khuất.

Xem thêm: 

Mâm cúng rằm tháng Giêng như nào là đầy đủ, cần những gì?

Mâm cúng ông Táo gồm những gì?

Các cột mốc quan trọng cần nhớ khi làm cơm cúng giỗ

Giỗ đầu (tiểu tường)

Đây là ngày giỗ đầu tiên của người mất sau 1 năm. Chắc hẳn, thời gian 1 năm vẫn chưa đủ để làm vơi bớt đi nỗi thương nhớ người đã khuất. giỗ đầu thường tổ chức khá long trọng, trang nghiêm gần như ngày tang năm trước và con cháu vẫn mặc tang phục

Giỗ hết (đại tường)

Ngày giỗ sau 2 năm của người mất.

Giỗ thường (cát kỵ)

Cát kỵ có nghĩa là ngày giỗ lành. Đây là ngày giỗ người mất sau 3 năm trở đi. Ngày giỗ nàu không còn cảnh sầu não, bi ai và tổ chức không lớn mời ít người khách hơn hai giỗ đầu và giỗ hết.

Ngày giỗ người mất thường được duy trì đến sau năm đời, linh hồn người quá cố được siêu thoát và đầu thai nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa.

Mâm cơm cúng giỗ đơn giản, độc đáo

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc

cơm cúng giỗ gồm những gì

Cách làm mâm cơm cúng giỗ miền Bắc 

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc truyền thống được thực hiện khá đơn giản, thông thường sẽ bao gồm những món cơ bản sau đây:

– Cơm trắng

– Xôi gấc ( xôi đỗ, xôi vò, chè đường)

– Một con cua và một quả trứng bày trên 1 chiếc đĩa

– Gà luộc ( thịt luộc)

– Giò chả

– Bát canh măng

– Lòng gà xào dứa

Để mâm cỗ thêm phần hấp dẫn, gia chủ có thể chuẩn bị thêm các món như: nem rán, nộm,… hay những món tùy thích. Hoặc cũng có thể sử dụng các món ăn đặc sản theo từng vùng miền để mâm cúng giỗ thêm ấn tượng, ý nghĩa.

Mâm cơm cúng giỗ miền Nam

Mâm cơm cúng giỗ miền Nam thì có chút khác biệt so với mâm cơm cơm cúng của miền Bắc vì có số món khác biệt như:

– Món kho thường là thịt heo, cá lóc, kho với nước dừa đậm hương vị miền nam

– Thịt luộc

– Món hầm

– Món xào: xào chua, xào mặn, tuyệt đối không dùng thịt rừng

chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng giêng

Mâm cơm cúng giỗ được làm đơn giản nhưng vẫn rất đầy đủ

Thực đơn mâm cơm giỗ miền Trung

Người miền Trung vốn cầu kì trong món ăn, nhất là xứ Huế ( do có sự ảnh hưởng của văn hoá cung đình Huế). Cho nên, mâm cơm cúng giỗ cũng thật cầu kì. Thường người ta sẽ phân ra trên mâm cỗ phải có 4 loại: món canh, món ăn từ thịt, món xào, món từ tôm cá,… cụ thể thực đơn chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ miền Trung bao gồm:

– Thịt gà bóp chua ngọt với các loại rau thơm

– Thịt heo quay

– Bánh tráng ram

– Nem chả

– Canh bún giò heo hay nấu với lòng gà, vịt

– Canh khổ hoa nhồi thịt

Mâm cơm cúng giỗ mỗi vùng miền, mỗi gia đình sẽ khác nhau tuỳ vào điều kiện kinh tế cũng như ý định của gia chủ. Ngày giỗ là ngày rất quan trọng, do đó dù bận rộn như thế nào đi nữa, bạn cũng không được quên ngày giỗ của những người đã khuất trong gia đình mình. Ngày giỗ như một lời gợi nhắc tưởng nhớ về công lao hay đơn giản chỉ là cách thể hiện tấm lòng của người sống với người đã về thế giới bên kia. Trên đây là một vài gợi ý của Gốm sứ Bát Tràng 360 về mâm cơm cúng giỗ, hi vọng mang đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc.

cửa hàng gốm sứ bát tràng 360 tại Hà Nội

cửa hàng Gốm sứ bát tràng 360 tại Hà Nội được trưng bày rất nhiều các dòng sản phẩm như lộc bìnhđồ thờ cúng, ấm chén, bát đĩa ……. rất hân hạnh được đón tiếp quý khách ghé thăm

Gốm sứ Bát Tràng 360 có địa chỉ cửa hàng và xưởng sản xuất ở:

Cửa hàng: 66, Nguyễn Đức Thuận, tổ 17, phường Thạch Bàn, Long Biên

Xưởng sản xuất số 1: Xóm 1, Giang Cao, Bát Tràng, TP Hà Nội, Việt Nam

Xưởng sản xuất số 2: Lô B14 – Cụm làng nghề sản xuất tập trung Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội

Có thể bạn quan tâm:

Tổng Hợp Mẫu Câu Đối Hay, Ý Nghĩa Nhất Trên Bàn Thờ Gia Tiên

Đèn Thờ – Nên Dùng Đèn Dầu Hay Đèn Điện Trên Bàn Thờ?

Cách Rút Chân Nhang Bàn Thờ Thần Tài Đúng Nhất

Sản Phẩm Mua Nhiều Nhất

Bình luận và nhận xét về bài viết Gợi Ý Cách Làm Mâm Cơm Cúng Giỗ Đơn Giản, Đẹp Mắt