Bàn Thờ Ông Địa Thần Tài Đặt Bên Trái Hay Phải Mới Là Đúng?

Bàn thờ Thần tài – Ông địa thì ông địa được đặt bên nào, bên trái hay bên phải mới là đúng? Đây được xem là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ hiện nay khi chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thờ cúng. 

Trên thực tế thì câu hỏi “ông địa đặt bên trái hay phải” không phải là một câu hỏi khó trả lời, chính vì vậy Gốm sứ Bát Tràng 360 xin phép được giải đáp. Theo phong thủy thì cách bố trí bàn thờ Thần tài tuân thủ theo quy tắc từ trái qua phải, vì thế ông Thần tài – bên trái, ông Địa – bên phải. Đây là cách bài trí được nhiều gia đình áp dụng lựa chọn theo số đông.

Tuy nhiên, thực tế thì cũng có nhiều vùng quan niệm rằng “thờ cúng là tại tâm”. Do đó, họ không quan trọng vị trí đặt Thần tài, Ông Địa là bên trái hay bên phải. Chỉ cần luôn giữ bàn thờ sạch sẽ, nhang khói ngày rằm, mồng một, ngày vía thần tài đầy đủ là gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm về việc cầu  may mắn, tài lộc.

Xem các mẫu bộ đồ thờ Thần tài đẹp, giá tốt tại đây

>>> Gợi ý hay nên xem:

Mua đồ thờ ở Hà Nội uy tín, giá phải chăng

Mẫu đồ thờ cúng Bát Tràng của gốm sứ Bát Tràng 360

Cách chọn mua bát hương trên bàn thờ Thần tài, bàn thờ gia tiên

Bài trí bàn thờ Thần tài – Ông địa như thế nào là đúng?

Để biết được cách bài trí bàn Thần tài – Ông địa đúng thì trước tiên gia chủ cần phải tìm hiểu xem trên bàn thờ Thần tài thường gồm những vật phẩm thờ cúng nào? Để từ đó có cách cái nhìn tổng quan về cách bài trí, sắp xếp bàn thờ Thần tài đúng nhất.

Bàn thờ Thần tài gồm những vật phẩm thờ cúng nào?

1, Tượng Thần tài – ông Địa (thường được thờ chung với nhau)

2, 3 chóe thờ (đựng nước, muối, gạo)

3, Bát hương (1 bát)

4, Ống hương

5, Lọ hoa

6, Kỷ chén thờ (có thể sử dụng 3 chén thờ hoặc 5 chén thờ)

7, Mâm bồng

8, Minh đường tụ thủy (bát nước rắc cánh hoa)

9, Nâm rượu (1 nậm)

10, Đèn thờ (1 chiếc)

Theo kích thước thường gặp của bàn thờ Thần tài thì trên bàn thờ thường được đặt tượng Thần tài – ông địa, bát nhang, đỉnh sứ, kỷ chén thờ, chóe thờ, ống hương. Còn những vật phẩm như lọ hoa, mâm bồng, minh đường tụ thủy, ông cóc….. gia chủ có thể đặt ở bên ngoài bàn thờ.

Cách bài trí bàn thờ Thần tài chuẩn nhất hiện nay?

Như đã nói ở trên, thì khi bài trí bàn thờ Thần tài – ông địa gia chủ cần tuân thủ đúng nguyên tắc “đông bình – tây quả, từ trái qua phải, trong ra ngoài” là có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề phong thủy, tâm linh. Nếu chưa nắm rõ về cách bài trí bàn thờ Thần tài – ông địa, quý khách có thể tham khảo sơ đồ sau đây:

cách bài trí bàn thờ thần tài, thổ địa như thế nào

Sơ đồ bài trí bàn thờ Thần tài – Ông địa đúng, chuẩn phong thủy, xem chi tiết cách bài trí bàn thờ Thần tài tại đây

Cúng Thần tài – Thổ địa gồm những gì?

Bàn thờ Thần tài – thổ địa chắc hẳn đã chẳng còn xa lạ với nhiều người, thế nhưng cúng Thần tài cần những gì thì lại là điều chẳng phải ai cũng biết nhất là với những người mới mở cửa hàng kinh doanh, công ty. Chuẩn bị lễ cúng Thần tài đầy đủ là cách để gia chủ bày tỏ lòng thành kính, biết ơn cũng là mong cầu được che chở, phù hộ cho việc làm ăn kinh doanh được thuận lợi, suôn sẻ.

Cúng Thần tài thổ địa gồm những gì là đầy đủ

Chuẩn bị lễ cúng Thần tài đầy đủ?

Mâm cúng Thần tài – Thổ địa ngày vía Thần tài (mùng 10 Tết)

1, 1 lọ hoa,

2, 1 con tôm,

3, 1 con cá lóc nước,

4, 1 miếng thịt lợn quay,

5, 1 bộ giấy tiền vàng mã,

6, 1 đĩa ngũ quả,

7, 1 chum nậm rượu

8, 1 con cua

Lễ cúng được dùng để cúng lấy may, lấy vía thần tài, cầu xin cho năm mới nhận được nhiều tài lộc, làm ăn phát đạt. Theo quan niệm dân gian truyền lại thì Thần tài rất thích ăn cua biển, thịt heo quay, chuối chín…… nên ngày Thần tài gia chủ nên lựa chọn các món như vậy để cúng lễ thì sẽ hợp lý và nhận được nhiều may mắn, tài lộc.

Mâm cúng Thần tài – Thổ địa ngày rằm, mồng một hàng tháng

Riêng đối với bàn thờ Thần tài – Thổ địa thì những ngày này gia chủ thường dâng lên các ngài các vật phẩm cúng lễ như:

1, Lọ hoa tươi: hoa ly, hoa cúc, hoa hồng…..

2, Đĩa hoa quả: nên bày ngũ quả đủ màu sắc, tượng trưng cho sự no đủ, dư giả cũng là thể hiện mong muốn cho việc làm ăn kinh doanh được may mắn, thuận lợi

3, Nước thờ

4, Rượu thờ

5, Đĩa thịt luộc để cả miếng

6, 1 quả trứng luộc

7, 1 con tôm

8, Trầu cau (1 lá trầu, 1 quả cau)

Ngoài các vật phẩm thờ cúng cơ bản như trên, thì vào ngày rằm, mồng một này gia chủ cũng có thể bày thêm một số đồ thờ cúng khác như bia, nước ngọt, bánh kẹo …… lên bàn thờ Thần tài – Thổ địa.

van-khan-than-tai-hang-ngay

Xem thêm:

Tổng hợp mẫu bộ đồ thờ đẹp, giá rẻ

Chiều cao bàn thờ treo tường chuẩn, chính xác, hợp phong thủy

Lễ vật cúng Thần tài – Thổ địa hàng ngày

Thờ cúng Thần tài – Thổ địa cần phải được thực hiện chỉnh chu, cẩn thận và sạch sẽ vì 2 vị thần này nổi tiếng với tính cách sạch sẽ. Do đó, mâm cúng hàng ngày, ngày rằm, mồng một hay ngày vía Thần tài có thể sơ sài nhưng nhất định phải đảm bảo sạch sẽ, tươm tất để tránh bị các ngài quở trách, gây ảnh hưởng đến việc làm ăn kinh doanh.

Theo đó, mâm lễ vật cúng Thần tài – Thổ địa hàng ngày thường gồm các lễ vật sau:

1, Hoa tươi: thường là hoa ly, hoa cúc, hoa hồng…..(nên chọn hoa tươi để được lâu trên bàn thờ)

2, Nước thờ (nước thờ cần được thay hàng ngày)

3, Đĩa hoa quả: nên chọn những loại có hình dáng tròn đầy, căng mọng, tránh những loại quả có gai mang sát khí

4, Tách cafe cho Thần tài, Thổ địa vì tương truyền Thần tài rất thích được uống cafe vào mỗi buổi sáng

Những điều cần lưu ý khi thờ cúng Thần tài, ông Địa

Thờ cúng Thần tài – ông địa gia chủ ngoài việc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc đã nêu ra như việc bố trí bàn thờ Thần tài từ trái qua phải, đông bình tây quả….. thì còn phải chú ý các điều sau để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cúng.

Mẫu bàn thờ thần tài ông địa đẹp

Mẫu bàn thờ thần tài ông địa vẽ tay men khử Bát Tràng được trưng bày đa dạng ở cửa hàng của Gốm sứ Bát Tràng 360 có địa chỉ ở số 66 Nguyễn Đức Thuận, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội. Liên hệ 0936 158 369 để được tư vấn và báo giá chi tiết.

– Bàn thờ Thần tài nên được đặt ở gần cửa ra vào để thần tài, ông địa tiện cho việc theo dõi số lượng khách ra vào

– Hàng tháng gia chủ nên lau dọn bàn thờ Thần tài ít nhất 1 lần vào ngày cuối tháng vì Thần tài – ông địa là những người ưa sạch sẽ.

– Nước lau, rửa bàn thờ thần tài là nước ngũ vị hương được đun từ 5 loại lá: lá hương nhu, lá sả, lá mùi, hồi quế, quế khô.

– Có thể tắm tượng Thần tài bằng rượu gừng nhưng không nên lau bàn thờ bằng rượu gừng. Tuy nhiên, tượng chỉ nên tắm tối đa 5 lần/năm và vào các ngày mồng 10 hàng tháng.

Mẫu bàn thờ thần tài

Bộ đồ thờ Thần tài men rạn Bát Tràng cao cấp

– Khăn dùng để lau bàn thờ nên dùng khăn riêng, được giữ sạch sẽ chỉ dùng để lau bàn thờ, tắm thần tài

– Hoa quả để cúng lễ bàn thờ Thần tài nên chọn hoa quả tươi, gia chủ nên thay hoa quả thường xuyên không nên để quá lâu. Hoa nên chọn hoa đồng tiền, hoa hồng,…. quả nên chọn ngũ quả có màu sắc tươi sáng, tròn đầy.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi thờ cúng Thần tài mà gia chủ cần phải quan tâm để việc thờ cúng được trọn vẹn nhất. Hy vọng với những chia sẻ trên của Gốm sứ Bát Tràng 360 quý khách đã có được cái nhìn tổng quan về việc thờ cúng Thần tài – ông địa đúng nhất.

Xem thêm: 

1_ https://gomsubattrang360.com/tin-tuc/cach-dat-ban-tho-than-tai-theo-tuoi

2_ https://gomsubattrang360.com/tin-tuc/cach-bo-ban-tho-than-tai-cu-chinh-xac-nhat

3_ https://gomsubattrang360.com/tin-tuc/van-khan-than-tai-ngay-ram

4_ https://gomsubattrang360.com/tin-tuc/cach-rut-chan-nhang-ban-tho-than-tai

Sản Phẩm Mua Nhiều Nhất

Bình luận và nhận xét về bài viết Bàn Thờ Ông Địa Thần Tài Đặt Bên Trái Hay Phải Mới Là Đúng?